Pages

Thứ Bảy, 7 tháng 9, 2019

Dấu chấm hết dành cho Huawei

Trong suốt 12 năm tồn tại, hệ điều hành Android đã luôn là biểu trưng cho sự tinh quái của Google. Một mặt, Google coi Android là mã nguồn mở, phát hành bộ lõi AOSP để ai ai cũng có thể sử dụng (và thêm thắt) miễn phí. Mặt khác, Google thành lập liên minh gọi là "Open Handset Alliance" (Liên minh Di động Mở), bắt buộc các thành viên phải cài đặt phiên bản Android-của-Google, đi kèm ứng dụng của Google, do Google kiểm soát.

Thế giới Android bởi vậy lúc nào cũng chia cách thành hai nửa: một nửa tự phát triển Android từ lõi Android "mở" cho thiết bị của riêng mình, một nửa dùng Android-của-Google, chịu sự trói buộc của Google. Các hãng Trung Quốc như Huawei, Xiaomi và OPPO đã luôn thuộc về cả hai nửa. Tại quê nhà, do Google bị cấm, họ bán smartphone đi kèm phần mềm phát triển từ lõi Android mở. Nhưng đi ra quốc tế, nơi Google không bị cấm, họ lại không dùng Android tự chế mà bán Android-Google cho người tiêu dùng.

Dấu chấm hết dành cho Huawei - Ảnh 1.

Các dịch vụ Google vừa là sợi dây trói buộc, vừa là "cứu cánh" của các hãng smartphone Trung Quốc khi bành trướng ra toàn cầu.

Không khó để nhìn ra vì sao các hãng Trung Quốc lại chọn Android của Google. Dù có bỏ công bỏ sức xây dựng các bản Android riêng, họ hiểu rằng bán điện thoại không đi kèm ứng dụng/dịch vụ Google là tự sát. Với người dùng trẻ tuổi, "sành" công nghệ tại Việt Nam, Ấn Độ hay châu Âu, Gmail, YouTube hay Google Maps là các thương hiệu quen thuộc không kém gì Coca Cola hay Pepsi. Ra thị trường quốc tế, sợi dây trói buộc của Google – các ứng dụng dịch vụ - lại trở thành sợi dây cứu sinh ngăn các hãng Trung Quốc đâm đầu xuống vực.

Lệnh cấm của tổng thống Trump dành cho Huawei đã cắt đứt sợi dây ấy. Dựa theo tuyên bố của cả Huawei lẫn Google với Reuters, Huawei sẽ không được phép cài đặt ứng dụng/dịch vụ Google lên chiếc smartphone đầu bảng sắp ra mắt là Mate 30. Mặc dù lệnh cấm đã được ban bố từ tháng 5, Mate 30 vẫn sẽ là chiếc smartphone "đỉnh" đầu tiên của Huawei ra mắt mà không có sợi dây trói buộc/cứu sinh từ Google.

Hình tượng mạnh mẽ mà Huawei đưa ra sẽ nhanh chóng sụp đổ. Tháng 7 vừa qua, Huawei còn khoe doanh số "khủng" cho quý 2, còn tự hào khẳng định "không bị ảnh hưởng nhiều" bởi lệnh cấm. Nhưng Huawei lúc ấy vẫn khoe được là bởi toàn bộ những chiếc smartphone bán ra trong nửa đầu năm vẫn được phép cài đặt Gmail, YouTube, Google Maps… Lệnh cấm từ tổng thống Mỹ lúc bấy giờ với người dùng Huawei mới chỉ là một mẩu tin tức mà thôi.

Dấu chấm hết dành cho Huawei - Ảnh 2.

Năm nay, người dùng Huawei đầu bảng sẽ được tận hưởng trải nghiệm Android ngang tầm... Trung Quốc.

Ngày Mate 30 ra đời, người dùng Huawei sẽ bừng tỉnh. Cầm chiếc Huawei mới nhất, mạnh nhất trên tay, họ sẽ nhận ra điều mà các fan Windows Phone hay BlackBerry đã từng đau đớn nhận ra trước đây: smartphone không có dịch vụ Google là smartphone bỏ đi! Lệnh cấm của ông Trump không còn là một mẩu tin xa xôi nữa, mà sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm smartphone của họ. Họ sẽ phải học cách dùng Android của người Trung Quốc, thay cho Android của Google.

Trớ trêu thay, dòng Mate đã luôn là át chủ bài cuối năm của Huawei. Bằng các sự kiện đình đám tại London, bằng các chiêu PR "chọc ngoáy", bằng cách tung hô tính năng (học hỏi) lên tận trời xanh, Huawei đã luôn dùng những chiếc Mate làm đối thủ trực diện cho iPhone, cho Galaxy Note… Năm nay, át chủ bài ấy sẽ bay thẳng vào thùng rác. Ai đủ yêu Huawei để chấp nhận một trải nghiệm Android đi sau Android-Google tới hàng năm trời, thậm chí (có thể) lẫn lộn tiếng Trung vào tiếng Anh? Ai đủ yêu Huawei khi Samsung, Sony và chính các hãng Trung Quốc khác vẫn đang bán smartphone chạy Android-của-Google?

Shop Chuyên Bán Đồ Phong Thủy - Điện Thoại Cổ - Kính Mắt - Giao Hàng Toàn Quốc

 
------------------- ---------------------------